Thương Hiệu Di Sản

Cẩm nang VLBC

Lịch sử ra đời VLBC, triết lý, sứ mệnh và tầm nhìn

1. Lịch sử ra đời VLBC

VLBC ra đời từ sự kết hợp của nhiều yếu tố – từ cảm hứng của các mô hình thành công trên thế giới, sự quan sát tiềm năng của thế hệ trẻ Việt Nam, đến kinh nghiệm thực chiến của các chuyên gia trong ngành.
Quan sát sự phát triển mạnh mẽ của Đài Loan và Hàn Quốc, các nhà sáng lập VLBC nhận thấy yếu tố then chốt nằm ở sự đầu tư vào công nghiệp văn hóa, đặc biệt là thiết kế và truyền thông thương hiệu. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, gia tăng giá trị và sức cạnh tranh.
Truyền cảm hứng từ câu chuyện thành công của chương trình OCOP (One Commune, One Product) của Việt Nam và OTOP (One Tambon, One Product) của Thái Lan, VLBC tin rằng xây dựng thương hiệu mạnh cho các sản phẩm đặc trưng địa phương chính là chìa khóa để phát triển kinh tế bền vững.
Từ năm 2019, VLBC đã chú ý tới sự trỗi dậy của Gen Z Việt Nam – thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng trong lĩnh vực marketing thương hiệu. Với nền tảng kiến thức, kỹ năng sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp, Gen Z được kỳ vọng sẽ tạo ra sự khác biệt, đưa các thương hiệu Việt vươn xa trên bản đồ thế giới.
Bên cạnh đó, với kinh nghiệm làm việc cho các doanh nghiệp hàng đầu, các chuyên gia VLBC đã đúc kết và xây dựng nên bộ công cụ marketing hiệu quả, mang tầm nhìn xây dựng một nền kinh tế Việt Nam vững mạnh thông qua chiến lược xây dựng và tiếp thị thương hiệu bài bản.
Kết hợp những yếu tố trên, VLBC chính thức được thành lập với sứ mệnh trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ các thương hiệu Việt phát triển, đặc biệt là thông qua việc truyền cảm hứng, trao kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ trẻ đầy tiềm năng của đất nước, cùng nhau kiến tạo tương lai của nền kinh tế Việt Nam.

2. Triết lý

VLBC tin rằng sức mạnh của thương hiệu nằm ở văn hóa, câu chuyện và giá trị cốt lõi. Khi xây dựng một nền văn hóa thương hiệu vững chắc, sản phẩm sẽ tự nhiên trở nên khác biệt và có sức hút trên thị trường.
VLBC xem các thương hiệu Việt không chỉ đơn thuần là công cụ kinh doanh, mà còn là tài sản quý giá, mang bản sắc văn hóa và tinh hoa của dân tộc. Xây dựng thương hiệu chính là góp phần gìn giữ và lan tỏa di sản Việt.

3. Sứ mệnh

VLBC đặt sứ mệnh đầu tư, xây dựng và phát triển và đồng hành với các thương hiệu mang tầm nhìn trở thành thương hiệu di sản Việt Nam, trở thành các thương hiệu trăm năm, góp vấn phát triển kinh tế Việt Nam bền vững, xứng tầm thế giới.

4. Tầm nhìn

Đầu tư, xây dựng, phát triển và đồng hành với các thương hiệu mang tầm nhìn trở thành thương hiệu di sản Việt Nam, trở thành các thương hiệu trăm năm, góp phần nuôi dưỡng và quảng bá Văn hóa Việt song hành với xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam bền vững, xứng tầm thế giới.

5. Đối tượng mục tiêu

SMEs (mục tiêu hỗ trợ 3% SMEs):

VLBC nhận thấy SMEs chính là mảnh đất màu mỡ để gieo mầm cho những “cây thương hiệu” mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Thông qua việc áp dụng mô hình Cây Thương hiệu độc đáo, VLBC giúp các SMEs xây dựng nền tảng vững chắc từ gốc rễ văn hóa, định hình chiến lược phát triển bền vững, và lan tỏa giá trị thương hiệu đến cộng đồng.

Freelancers và agency nhỏ:

Họ chính là những “người làm vườn” tài ba, những nghệ nhân chăm chút và nuôi dưỡng cho “cây thương hiệu” Việt. Với sự sáng tạo, nhiệt huyết và hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương, các freelancers và agency nhỏ đóng góp một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh tổng thể của ngành công nghiệp thương hiệu.

Doanh nghiệp gia đình và thế hệ F1, F2:

VLBC còn chú trọng giải quyết vấn đề kế thừa và chuyển giao giữa các thế hệ. Sự đứt gãy trong quá trình chuyển giao giữa các thế hệ là một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp gia đình. Nếu vấn đề này không được giải quyết, nhiều doanh nghiệp gia đình có nguy cơ bị bán, sáp nhập hoặc thậm chí biến mất. Trong khi đó, Hàn Quốc đã gặt hái được thành công nhờ có lộ trình kế thừa rõ ràng và hiệu quả. Tại Việt Nam, thế hệ F1, F2 của các doanh nghiệp gia đình đôi khi không muốn tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình, mà hướng tới việc khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp riêng.
Recommended Reads